Ý nghĩa của cây Lộc Vừng
Trong quan niệm của người Việt Nam nói riêng, người phương đông nói chung, Cây lộc Vừng là loại cây mang đến may mắn, phúc lộc và sự thịnh vượng, bình an cho người trồng.
Tác dụng
Cây lộc vừng có những chuỗi hoa màu đỏ rất đẹp, được trồng để trang trí cho ngôi nhà, tạo cảnh quan đẹp, cho bóng mát cho các công trình như cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, các công trình công cộng, khu chung cư…Cây lộc. Bên cạnh đó các bộ phận của cây lộc vừng còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh như rễ dùng để hạ sốt, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, chữa bệnh tiêu chảy…
Cách trồng và chăm sóc
Trong tự nhiên, cây lộc vừng hay mọc ở bờ suối, bờ sông, ở vùng có nước nhiều, có bộ rễ sống thủy sinh.
Nếu trồng ven bờ sông, bờ hồ, cây sẽ ra hoa tự nhiên không cần xử lí kích thích. Nhưng trồng Cây lộc vừng trong chậu, để cây phát triển tốt, các bạn nên gắn cây lộc vừng vào tiểu cảnh hòn non bộ, trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng, không bị che bóng, đặt chậu ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều cả ở 4 phía và cần chăm sóc cẩn thận, chu đáo hơn.
Chú ý, các bạn cần thường xuyên bón phân hữu cơ hoai mục để cây sinh trưởng tốt, cây trưởng thành phát triển ổn định, ra sai hoa.
Trồng cây lộc vừng: Cây lộc vừng phát triển tốt trên đất màu mỡ, đất tơi xốp có trộn thêm phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, trộn xỉ hoặc tro trấu.
Tưới nước đều đặn cho cây, bổ sung dinh dưỡng khoảng 1 đến 2 tháng 1 lần để cây phát triển tốt. Nên thay đất mới cho cây sau khi trồng từ 2 đến 3 năm. Cây Lộc Vừng ưa ánh sáng, chính vì vậy cần tạo không gian xung quanh cây cho thoáng để cây phát triển đều.
Trồng và chăm sóc cây lộc vừng không khó, nhưng để cây lộc vừng ra hoa đúng theo như ý muốn, cần phải có kĩ thuật. Chúng ta cùng tham khảo các cách trồng sau:
Cách 1: Trồng cây lộc vừng ngập trong nước
- Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước, bịt hết lỗ thoát nước dưới đáy chậu; đổ nước vào chậu cho ngập nước 1 phần rễ cây (khoảng 30%). Sau 1 tháng, cây quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra ngoài. Lúc này bắt đầu phun KN03 kết hợp với Vitamin B1 theo tỉ lệ 100g KN03, 12ml B1 cho bình 8 lít nước. Phun trên các tán lá cây, nên phun lúc chiều mát, phun 3 lần mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày. Tưới nước vừa đủ khi thấy cây lộc vừng nhú chồi lá thì tưới nhiều.
Cách 2: Giữ nước kết hợp với loại bỏ lá cây:
- Khi cây lộc vừng sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn làm hoa thì bắt đầu cắt nước, không tưới hoàn toàn trong thời gian 5-7 ngay thì thấy lá cây có dấu hiệu chuyển màu vàng, tưới nhẹ vừa đủ, bỏ hết lá trên cây, sau đó bắt đầu phun KN03 kết hợp với Vitamin B1 theo tỉ lệ 100g KN03, 12ml B1 cho bình 8 lít nước. Phun trên các tán lá cây, nên phun lúc chiều mát, phun 3 lần mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày. Lưu ý: để cây lộc vừng ra hoa bền lâu, cần bón thêm phân NPK.
Cách 3: Trồng và ép cây lộc vừng ra hoa
- Làm cho cây lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong khoảng thời gian trước khi trổ hoa 1 – 1,5 tháng. Bón thúc bằng NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều hơn. Sau khoảng 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây sẽ chuyển thành lá vàng rồi rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày tưới nước gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng sau một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra.
ONEGREEN-GREEN FOR LIFE
Hotline: 0937 781 333 | Open 8:00 – 17:00
Facebook: https://www.facebook.com/Onegreen.com.vn/
Email: tuvan.onegreen@gmail.com
Địa chỉ: Toà CT1A Vinaconex 3, Đường Cương Kiên, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Lộc Vừng”